Các triệu chứng bệnh Viêm da cơ địa ở mặt

 

Viêm da cơ địa ở mặt là tổn thương bên ngoài da thường gặp do tính chất da mặt nhạy cảm, mỏng và cũng thường xuyên tiếp xúc với cá yếu tố gây kích ứng nên khó điều trị.

TÌM HIỂU VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở MẶT

Thực tế, bệnh viêm da cơ địa ở mặt cũng rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh dị ứng da, viêm da khác. Do đó, người bệnh cần trang bị kiến thức để nhận biết bệnh kịp thời.

Một số triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt thường gặp ở nhiều người, như sau:

Da mặt xuất hiện các tổn thương, thay đổi tính chất của lớp biểu bì da: da khô hơn, nổi mẩn đỏ, đôi khi xuất hiện mề đay…

Sau một thời gian, ở vùng da bị viêm sẽ đóng thành vảy, ửng đỏ, xuất hiện các mụn nước sần sùi.

Bệnh nhân thấy ngứa ngáy khó chịu ở vùng da mặt, nhất là khi về đêm hoặc thời tiết thay đổi.

Phản xạ gãi khiến các mụn nước bị trầy xước, vỡ ra, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm nặng nề trên da mặt (sưng tấy, phù nề, chảy dịch, vết xước bị bội nhiễm)

Tổn thương ở giai đoạn nặng, viêm da mặt lan rộng ra các vùng da xung quanh như cổ, lan ra vai gáy…

Khuyến cáo: Viêm da cơ địa ở mặt nếu tái phát nhiều lần còn có thể tạo điều kiện bùng phát một số vấn đề khác về sức khỏe như: bùng phát viêm mũi dị ứng, tăng nguy cơ viêm kết mạc mắt, hen suyễn; cơ thể thường xuyên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ… ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở MẶT THƯỜNG GẶP

Hiện nay, về nguyên nhân gây viêm da cơ địa trên mặt vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia thì sự xuất hiện của viêm da cơ địa là hậu quả của quá trình tương tác nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Cụ thể bao gồm:

Viêm da cơ địa do di truyền: Nếu trong gia đình có cha/ mẹ bị viêm da dị ứng thì có khoảng 60-80% các trường hợp có khả năng mắc căn bệnh này.

► Do đặc tính da mặt nhạy cảm hơn những vùng da khác, da dễ bị kích ứng với các thành phần có trong mỹ phẩm, sữa rửa mặt, lông động vật, phấn hoa...

 Do vệ sinh da mặt không sạch sẽ, điều này sẽ khiến bụi bẩn, vi khuẩn từ bên ngoài môi trường tác động trực tiếp vào da mặt, tích tụ dưới lỗ chân lông và gây bệnh.

► Không bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể khiến hoạt động bài tiết kém, các độc tố không đào thải hết ra ngoài, sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ dễ gây viêm da ở mặt; hơn nữa việc uống ít nước cũng khiến làn da bạn thiếu sức sống, khô, sạm hơn…

► Sự suy giảm hàng rào bảo vệ da cộng với lối sống căng thẳng, stress kéo dài; môi trường bị ô nhiễm…. cũng dẫn đến căn bệnh này.

► Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm gan, suy thận… các cơ quan đảm nhận đào thải độc tố hoạt động kém hiệu quả, do đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở mặt cao hơn bình thường.

CÁCH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở MẶT

Các nghiên cứu cho thấy, viêm da cơ địa ở mặt là dạng bệnh lý mãn tính, khó chữa trị, kéo dài dai dẳng, rất khó loại bỏ được triệu chứng hoàn toàn. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm được căn bệnh này, song người bệnh phát hiện sớm, chữa trị tích cực có thể làm giảm được các tổn thương, ngứa ngáy, hạn chế các sẹo, thâm và hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái phát.

Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bệnh nhân tốt nhất nên đi khám bác sĩ tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu uy tín để được xác định chính xác nguyên nhân phát sinh bệnh, mức độ bệnh, test phản ứng da… và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp nhất.

Một số phương pháp chữa trị viêm da cơ địa hiện nay được tổng hợp lại, bệnh nhân có thể tham khảo:

➤ Mẹo dân gian trị viêm da cơ địa

Hiện nay, trong dân gian vẫn còn lưu truyền một số mẹo trị viêm da cơ địa ở mặt tại nhà, với các nguyên liệu dễ tìm, đơn giản, dễ thực hiện nên nhiều người vẫn áp dụng:

+ Lá trà xanh - trị viêm da cơ địa ở mặt cho trẻ em: Sử dụng nắm lá trà xanh rửa sạch và đun sôi với nước. Mỗi ngày sử dụng nước trà xanh ấm ấm rửa mặt 2-3 lần vào buổi sáng.

Hoặc giã nát nắm lá trà xanh, lọc lấy nước và thoa lên mặt 2-3 lần/ ngày. Thực hiện liên tục từ 5-7 ngày.

+ Tỏi: Tỏi có thành phần có tác dụng tương tự kháng sinh tự nhiên, kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Sử dụng vài nhánh tỏi, giã nát và vắt lấy nước cốt, bôi lên vùng da bị viêm ngày 1 lần (không nên bôi nhiều gây bỏng rát da mặt). Áp dụng từ 3-4 ngày để làm giảm triệu chứng.

+ Rau răm: Dùng một nắm rau răm, rửa sạch đem đi xay nhuyễn và đắp lên mặt khoảng 30 phút; sau đó rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày nên đắp 1 lần và áp dụng liên tục trong 2 tuần. Lưu ý, không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.

Các chuyên gia khuyến cáo: Việc áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa ở mặt tại nhà không có căn cứ khoa học, dùng theo cảm tính, không có công thức chuẩn… có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng bội nhiễm, kích ứng nặng, hoại tử da rất nguy hiểm.

➤ Dùng thuốc đặc trị viêm da cơ địa ở mặt: Bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc uống, thuốc bôi và kem dưỡng ẩm chống khô da… bao gồm:

+ Dung dịch sát trùng: Thường là các dung dịch sát trùng như kẽm oxit, hồ nước… để làm dịu da, sạch da, giảm đau rát, sưng nóng trên da.

+ Nhóm thuốc Steroid: Đối với da mặt nhạy cảm, thông thường sẽ dùng kem hydrocortisone - hoạt lực khá nhẹ, chỉ định sử dụng ngắn ngày theo chỉ định bác sĩ giảm các triệu chứng đỏ da, ngứa, kích ứng…

+ Thuốc ức chế calcineurin: Chỉ định trong trường hợp viêm da cơ địa bán cấp hoặc mãn tính, có tác dụng chống viêm, giảm sưng, ngứa, ngăn ngừa hình thành tổn thương mới.

+ Thuốc kháng khuẩn, chống nấm: Được chỉ định điều trị nhằm cải thiện tình trạng nhiễm vi nấm ngoài da, nhiễm khuẩn và phòng ngừa bùng phát các đợt viêm da mới.

+ Thuốc kháng histamin tổng hợp: Có tác dụng trong giảm triệu chứng ngứa ngáy và các tổn thương do viêm da cơ địa gây ra và đặc biệt hiệu quả với các trường hợp khởi phát do các yếu tố dị ứng (thức ăn, mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật)

+ Thuốc bôi corticoid: Đối với viêm da cơ địa ở mặt thì hạn chế dùng nhóm thuốc này, tuy nhiên nếu bệnh tiến triển dai dẳng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng xen kẽ với các loại thuốc thuộc nhóm ức chế calcineurin để tăng tác dụng điều trị.

=>Lưu ý: Mặc dù thuốc tây y điều trị đem lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc trị bệnh đúng cách và áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp theo hướng dẫn bác sĩ; tránh các tác dụng phụ như rạn da, giãn mạch, teo da, lão hóa sớm...

https://dakhoahoancautphcm.vn/thuoc-dan-gian---dong-y-273/

➤ Chữa viêm da cơ địa ở mặt bằng các liệu pháp đông y

Các liệu pháp đông y đa số đề cao tính an toàn và lành tính, do đó nhiều người ưu tiên sử dụng phương pháp này để sử dụng lâu dài.

Một số liệu pháp miễn dịch chuyên sâu đông - tây y có thể được chỉ định trong trường hợp viêm da cơ địa ở mặt do dị ứng, rối loạn hàng rào bảo vệ da… giúp cải thiện triệu chứng, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa biến chứng.

Bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra da và có tư vấn phù hợp, tránh mua các loại thuốc bôi/ đắp đông y gia truyền được bán online trên thị trường không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, dễ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.

https://dakhoanguyentrai.vn/bi-sung-o-duong-vat.html

Nhận xét